Trường Đại Học Mở Hà Nội

Chào mừng bạn đến với Khoa Công nghệ Thông tin - Viện Đại học Mở Hà Nội

Ngày đăng 17/04/2017

Clip giới thiệu "Nét đẹp sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội" thể hiện khả năng sử dụng Tiếng Anh và Tin học

do sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin thực hiện

 

GIỚI THIỆU VỀ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

(1). QĐ thành lập, nhiệm vụ và cơ sở vật chất:

 Khoa Tin học thuộc Viện Đại học Mở Hà Nội (FITHOU) được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập theo quyết định số 2653/QĐ-TCCB ngày 01/12/1993.  Từ năm 2011, Khoa được mang tên là Khoa Công nghệ Thông tin theo quyết định số 71/QĐ-ĐHM-TC ngày 29/03/2011 của Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội.

Khoa Công nghệ Thông tin (CNTT) có trách nhiệm tổ chức đào tạo các ngành Công nghệ Thông tin (mã ngành 52480201, trình độ Đại học). Tin học ứng dụng (trình độ Cao đẳng). Các hệ đào tạo và loại hình đào tạo gồm: Chính quy; Vừa học vừa làm; Từ xa; Văn bằng hai; Từ xa theo phương thức E-Learning; Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học; Liên thông từ Trung cấp lên Đại học, tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng về CNTT và chuyển giao công nghệ, phối hợp với Khoa Sau đại học hỗ trợ về chuyên môn trong công tác đào tạo sau đại học chuyên ngành CNTT.

Hiện nay, khu giảng đường của Khoa được đặt tại địa chỉ số 96 phố Định Công - quận Hoàng Mai, TP Hà Nội với 10 phòng học và hội trường, 3 phòng máy tính thực hành chuyên biệt, 1 phòng đọc thư viện và tự học cho sinh viên với hơn 1000 đầu sách chuyên ngành, tài liệu tham khảo, tạp chí để phục vụ sinh viên học tập và giảng viên nghiên cứu.

(2). Đội ngũ giảng dạy:

 Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Khoa bao gồm các cán bộ cơ hữu, thỉnh giảng là các Giáo sư, giảng viên cao cấp, phó giáo sư, tiến sỹ, giảng viên chính, thạc sỹ, …với trình độ chuyên môn sâu, kiến thức và kỹ năng vững vàng, luôn tâm huyết với nghề và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy theo nhu cầu thực tế. Tập thể cán bộ, giảng viên trong Khoa đã và đang thực hiện nhiều nghiên cứu, công bố các công trình trong các diễn đàn hội nghị, tạp chí chuyên ngành.

(3). Quy mô hiện tại và kết quả đạt được:

Hiện nay, quy mô đang được đào tạo là hơn 1000 sinh viên và thực hiện đào tạo hoàn toàn theo hệ thống tín chỉ nhằm đem lại những lợi thế to lớn cho người học. Hàng năm, nhiều sinh viên đạt được các danh hiệu học bổng của nhà trường với mức rất cao và các suất học bổng có giá trị của các đơn vị, tổ chức trao tặng.

Sau hơn 20 năm, cho đến nay Khoa đã đào tạo và cung cấp cho xã hội hơn 7000 kỹ sư CNTT với trình độ chuyên môn vững vàng, kỹ năng tốt, đáp ứng nhu cầu công việc trong lĩnh vực CNTT của thị trường lao động. Hầu hết các cựu sinh viên đang đảm nhiệm tốt các công việc trong các tổ chức, đơn vị trong nước và nước ngoài, có nhiều cựu sinh viên đang là lãnh đạo, giữ các trọng trách quan trọng.

Khoa đã thiết kế, xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều hệ thống phần mềm phục vụ cho công tác giảng dạy và quản lý trong nhà trường cũng như các phần mềm cho các tổ chức, đơn vị khác. Khoa đã và đang hợp tác với nhiều doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu và đào tạo khác cả trong nước và nước ngoài như Viettel, FPT Software, VCCorp, VNPT, MISA,… nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các dự án thực tế thông qua đào tạo các chuyên đề, các hoạt động tăng cường chuyên môn và trao đổi sinh viên với các nước như In-đô-nê-xia, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc,...

Đội tuyển của Khoa Công nghệ Thông tin đạt giải Nhì Olympic Tin học sinh viên toàn quốc

(4). Về sinh viên sau khi tốt nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp khoa CNTT đạt trình độ Ngoại ngữ theo chuẩn Tiếng Anh cho các ngành không chuyên ngoại ngữ của Viện Đại Học Mở Hà Nội (tương đương TOEIC 450);

Có thể nắm vững và vận dụng tốt các kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở ngành:

  • Kiến thức về hệ thống tính toán (Máy tính);
  • Tư duy lôgic tốt về lập trình và các ngôn ngữ lập trình
  • Cấu trúc dữ liệu và các giải thuật...;
  • Kiến thức chuyên ngành:

Công nghệ Mạng

Công nghệ Đồ họa

             Thiết kế và xây dựng các hệ thống tính toán xử lí thông tin

Thiết kế, xây dựng và khai thác các hệ thống dữ liệu

Các công nghệ phát triển phần mềm ứng dụng

Có đủ trình độ học bậc sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ) chuyên ngành CNTT tại các Viện, các Trường trong và ngoài nước

[5]. Vị trí làm việc dự kiến của sinh viên sau khi tốt nghiệp:

  • Giảng dạy CNTT tại các trường Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông (cần thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm).
  • Nghiên cứu Khoa học thuộc lĩnh vực: Công nghệ phần mềm, công nghệ mạng và các hệ thống nhúng ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại Học và Cao đẳng...
  • Làm việc ở bộ phận CNTT hoặc ứng dụng CNTT của các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, viễn thông, điện lực, đường sắt, xây dựng...). Đặc biệt đối với các hệ thống ngân hàng, tài chính, thương mại.
  • Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài.
  • Làm việc trong các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin, hệ thống mạng và truyền thông, hệ thống nhúng.
  • ….
Lượt xem: 2833